Phosphate là gì? Quy trình công nghệ phốt phát hóa

1. Phosphate là gì?

Phosphate (Phốt phát) là chế phẩm hóa chất dùng để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn tĩnh điện. Quá trình phốt phát hóa là quá trình ngâm, phun hoặc quét hóa chất lên bề mặt kim loại nhằm mục đích tạo ra hỗn hợp muối phosphate, muối kép (Fe,Zn,Mn)nH2(PO4)4.nH2O màu ghi xám đến đen.

2. Tác dụng của lớp Phosphate:

  • Tạo chân bám, tạo độ đàn hồi giữa lớp sơn tĩnh điện và bề mặt kim loại.
  • Bảo vệ bề mặt kim loại, chống gỉ sét, chống mài mòn.
  • Tạo lớp phủ để giảm ma sát cho gia công cơ khí, đột, dập, vuốt dây, nguội.

3. Quy trình Phosphate hóa chuẩn nhất 

Quy trình Phosphate hóa hay còn gọi là phốt phát kẽm là phương pháp gia công bề mặt được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn. Lớp màng phốt phát tạo ra trên bề mặt kim loại không còn tính dẫn điện và tính kim loại, có khả năng chống ăn mòn.

Phosphate hóa là quy trình công nghệ tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Tẩy dầu mỡ đảm bảo chi tiết phốt phát hóa bề mặt kim loại sạch dầu mỡ để quá trình phốt phát diễn ra tốt nhất.

Bước 2: Rửa nước nhằm loại bỏ hóa chất tẩy dầu mỡ dư.

Bước 3: Tẩy gỉ trên bề mặt kim loại. Trong quá trình phốt phát hóa nếu chi tiết còn gỉ nhiều sẽ làm lớp phosphate không đều, rộp, phồng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sơn. Quá trình tẩy gỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bước 4: Rửa nước loại bỏ axit trên bề mặt chi tiết.

Bước 5: Định hình trước nếu muốn lớp phủ phosphate đồng đều, min.

Bước 6: Phosphate hóa  chi tiết được đưa vào bể phốt phát ngâm trong vòng 15-20 phút, lớp phốt phát hình thành trên bề mặt kim loại.

Bước 7: Rửa nước làm sạch bề mặt.

Bước 8: Thụ động hóa nhằm bít các lỗ xốp nhỏ trên bề mặt phosphate ngăn chặn sự vàng lại.

Bước 9: Để ráo hoặc sấy khô và kết thúc quy trình.

Gọi điện thoại
0983.626.963
Chat Zalo